Seal là gì? Seal quan trọng với xuất nhập khẩu ra sao?

Seal là gì?? Tại sao phải sử dụng seal niêm phong trong việc vận chuyển hàng hóa??

Seal niêm phong (hay còn được gọi là khóa niêm phong, kẹp chì nhựa) là một loại dụng cụ chuyên dùng để niêm phong, bảo mật hàng hóa, được Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hải Quan ra quyết định ban hành vào ngày 29 tháng 12 năm 2006 tại Hà Nội số 2811/QĐ-TCHQ. Ngoài ra seal niêm phong còn đóng vai trò là phương tiện giúp nhân viên hải quan giám sát được hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải ( các thùng container) và hồ sơ hải quan trong quá trình làm thủ tục xuất nhập hàng hóa thông qua đường thủy hoặc đường bộ.

Seal niêm phong rất đa dạng về mẫu mã, được sản xuất chủ yếu từ nhựa PP hoặc kết hợp giữa nhựa PP và kim loại ( tỷ lệ nhựa vẫn chiểm trên 60%).

Kẹp Seal là gì?

Kẹp seal Container/kẹp chì Hải quan ( còn được gọi là kẹp chì niêm phong) được hiểu một cách đơn giản là một dạng sản phẩm nhỏ nhắn, chuyên dùng để niêm phong, bảo mật các thùng Container sau khi được chứa đầy hàng hóa, được lưu thông trong nội địa hoặc xa hơn là xuất đi các nước trên Thế Giới.

Seal thường có các kí hiệu cho biết hàng hóa đó thuộc chủ hàng nào và những thông tin khác nữa. Vì vậy ngoài tính năng bảo mật hàng hóa trong container, seal còn có chức năng chứng minh chủ hàng hóa đó.

Tại sao phải sử dụng kẹp chì trong vận chuyển Container?

Vì chức năng chính của kẹp chì Container là niêm phong bảo mật, nó được xem là một “người vệ sỹ thầm lặng” luôn theo dõi, bám sát kiện hàng trên mỗi chuyến đi. Vừa giúp các chủ doanh nghiệp yên tâm ngon giấc vừa phải gòng mình để chống lại các ý định đen tối đang từng ngày, từng ngày muốn rút ruột container, để thay vào đó là những sản phẩm nhái, sản phẩm kém chất lượng.

Vậy kẹp chì nghĩa vụ lớn lao như vậy, nó được trang bị những gì để đảm bảo cho hàng hóa được an toàn?

Đó là nhớ những con số seri, những kí hiệu đặc biệt, những chiếc logo được khắt trên thân kẹp chì, và cơ cấu khóa một chiều của nó mang lại (chỉ sử dụng được một lần).

Thêm vào đó là hệ thống rãnh khóa được thiết kế vô cùng đặc biệt, được đặc nằm sau bên trong sản phẩm, bao bọc bên ngoài là lớp nhựa ABS thân thiện.

Trụ kẹp chì cũng được thiết kế từ nguyên liệu kim loại rắn chắc hoặc những đoạn dây cáp đang xen nhau, muốn phá kẹp chì, phải sử dụng đến kìm cắt cộng lực.

Seal niêm phong được cấu tạo như thế nào?

Tùy theo mẫu mã và công dụng mà seal có hình thức cấu tạo khác nhau, nhưng thường bao gồm 2 thành phần chính: Ổ khóa và thân seal.

  • Ổ khóa: được cấu tạo bởi cấu trúc rất đặc biệt, với cơ cấu khóa 1 chiều, chỉ sử dụng được duy nhất 1 lần, nếu tình cờ phát hiện phần nhựa xung quanh “ổ khóa” có hiện tượng biến dạng, đồng nghĩa với việc seal đã bị phá, gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm.
  • Thân seal: là một dãi bề mặt dài, với hình thù cũng rất đa dạng (hình chữ nhật, hình tròn, hình trụ), là nơi có các thành phần đặc biệt (đốt trúc, răng cưa, rãnh khất) giúp tăng độ bảo mật khi thực hiện xong thao tác khóa seal. Ngoài ra cũng là nơi thể hiện số seri, tên công ty, logo hoặc những chi tiết đặc biệt

 

Cách kẹp seal đúng quy cách

Mỗi loại seal sẽ có cách bấm seal, kẹp seal khác nhau. Hiện nay với seal container thì chủ yếu có seal cáp và seal cối.

Cách bấm kẹp chì/ seal cáp

Bước 1: Luồn vị trí dây qua lỗ khóa trên thùng container

Bước 2: bấm 2 đầu seal lại với nhau đến khi nghe tiếng “tách” là được

Bước 3: Giật mạnh seal để kiểm tra xem seal có bị lỗi không. Sau đó ghi chép lại thông tin có trên seal.

Cách bấm niêm phong seal cối

Bước 1: Bẻ cối seal và niêm seal thành 2 phần riêng biệt

Bước 2: tiến hành luồn niêm seal qua vị trí khóa trên cửa thùng container

Bước 3: Bấm mạnh cối seal vào niêm seal đến khi nghe thấy tiếng “tách” là được

Bước 4: Ghi chép lại thông tin số seri trên seal

 

Lưu ý: chỉ nên sử dụng những loại seal của các hãng sản xuất lớn, có chứng nhận chất lượng CTPAT của Mỹ và tiêu chuẩn ISO17712, hoặc những loại seal đã có kiểm định của hải quan ( bên dưới seal cối có chữ H) để niêm phong cho các thùng container chứa hàng, tuyệt đối không nên sử dụng những loại seal kém chất lượng, vì có thể mớ/phá seal 1 cách dễ dàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *