fbpx

Kiểm Tra Chuyên Ngành Đối Với Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu

4.7/5 - (3 bình chọn)

Đối với mỗi hàng hoá xuất nhập khẩu, doanh nghiệp bắt buộc phải xem xét hàng hoá có thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, Nếu hàng hoá không thuộc diện kiểm tra chuyên ngành thì hàng hoá có thể làm các thủ tục hải quan như bình thường, ngược lại thì doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ, chứng từ, chi phí có liên quan phục vụ cho công công tác hải quan.

Mục lục bài viết:

Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu là thế nào?

Khi muốn làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa, một trong những bước bạn cần lưu ý từ đầu là tìm hiểu xem hàng hóa của mình có thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành hay không. Nếu có thì cần phải chuẩn bị tương ứng về chứng từ, thời gian, chi phí… cho phù hợp, tránh bị động, tính thiếu thời gian, chi phí.

1.Khái niệm kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu

Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu được hiểu là hình thức kiểm tra thực tế các mẫu hàng hoá của các doanh nghiệp cần xuất nhập khẩu có đáp ứng các tiêu chuẩn về hình thức, yêu cầu về kĩ thuật chuyên ngành.

Việc kiểm tra chuyên ngành vô cùng cùng quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến kết quả thông quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.

Nếu một lô hàng không đạt tiêu chuẩn kiểm tra chuyên ngành, thì lô hàng bị loại ra và không được thông quan tức là doanh nghiệp không thể xuất nhập khẩu hàng hoá đó.

Thông thường, các mặt hàng cần kiểm tra cái gì thì tương ứng đối với thủ tục, giấy chứng nhận hay cơ quan chính phủ thực hiện việc kiểm tra đó. Các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm có thể kể tên một số chính như: Bộ Giao thông – vận tải chịu trách nhiệm đăng kiểm phương tiện giao thông, xe máy chuyên dùng, Bộ Y tế thì kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Nông Nghiệp PTNT thì kiểm dịch động thực vật, thủy sản,…

Ví dụ:

  • Hàng mây tre xuất khẩu phải làm kiểm dịch thực vật & hun trùng theo quy định trong hợp đồng mua bán (trước đây là bắt buộc, giờ chỉ là tự nguyện). Người xuất khẩu làm thủ tục đăng ký, lấy mẫu, để cơ quan kiểm dịch kiểm nghiệm. Nếu đạt yêu cầu, họ sẽ cấp chứng thư kiểm dịch cho lô hàng.
  • Hàng xe nâng, máy xúc, máy đào nhập khẩu phải làm kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (gọi tắt là Đăng kiểm), với Cục đăng kiểm – Bộ Giao thông vận tải.
  • Hàng thủy sản nhập khẩu phải làm Kiểm dịch động vật và An toàn thực phẩm với cơ quan kiểm dịch động vật Bộ NN & PTNT trước khi hàng được thông quan.

Những thủ tục mà tôi vừa nêu trong ví dụ trên, thực hiện tại các cơ quan như kiểm dịch, đăng kiểm, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm… được gọi là thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Hiện tôi thấy khái niệm “kiểm tra chuyên ngành” đang dùng hơi lẫn lộn với thuật ngữ “kiểm tra chất lượng” đối với hàng xuất nhập khẩu.

Về mặt ngữ nghĩa, thì 2 thuật ngữ trên đều mô tả việc cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra mẫu hàng hóa để xem có đạt yêu cầu theo quy định hay không. Thường thì đó là những yêu cầu về mặt chất lượng nói chung. Vì thế mới gọi là kiểm tra chuyên ngành, hay kiểm tra chất lượng cũng đều được. Và thực tế thì anh em đi làm thủ tục cũng thường xuyên dùng chung cả 2 cụm từ này.

Về mặt quy định, thì trước đây có Quyết định số 50/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng quy định về danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng. Hiện văn bản này đã bị hủy bỏ bằng quyết định số 37/2017/QĐ-TTG ngày 17/8/2017, nhưng vẫn chưa có văn bản thay thế, nên vẫn đang tra cứu theo văn bản do các Bộ ban hành.

Quyết định 50 nêu trên cho thấy dùng từ “kiểm tra chất lượng” là theo ngôn ngữ của quy định. Tuy nhiên, lại có nhiều cơ quan, ít nhất là 8 bộ ngành có liên quan. Trong đó có phần liên quan đến Bộ khoa học công nghệ thì gọi đích danh là “kiểm tra chất lượng”. Như vậy nếu dùng cụm từ này, mà không nói rõ tên cơ quan hữu quan, thì có thể hiểu nhầm là của bộ KHCN.

Để tránh nhầm lẫn, cần cụm từ bao quát hơn cho các bộ ngành nói chung. Và cụm từ “kiểm tra chuyên ngành” phù hợp và mang tính khái quát cao hơn. 

Theo đó, thì có thể tóm tắt 1 số loại kiểm tra đặc thù của các cơ quan hữu quan để bạn dễ nhận biết và phân biệt (chưa phải tất cả các loại kiểm tra của mỗi Bộ đâu nhé):

  • Bộ Y tế: kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (mà bộ này phụ trách)
  • Bộ GTVT: đăng kiểm phương tiện giao thông, xe máy chuyên dùng
  • Bộ Nông Nghiệp PTNT: kiểm dịch động thực vật, thủy sản (có cả ATTP theo loại hàng thuộc quản lý của Bộ này)
  • Bộ Khoa học Công nghệ: kiểm tra chất lượng
  • V.v…

2. Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành

Nếu bạn muốn kiểm hàng hoá của bạn có thuộc mặ hàng cần kiểm tra chuyên ngành, bạn có thể tham khảo các quy định ban hành để xem xét trước khi xuất nhập khẩu hàng hoá.

Các quy định có liên quan bao gồm:

Thông tư 30/2015/TT-BYT Danh mục Thiết bị Y tế cần Kiểm tra nhà nước về chất lượng

Quyết định 4758/QĐ-BNN-TY, ban hành bảng mã số HS của danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch.

Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

Quyết định 4758/QĐ-BNN-TY ngày 18/11/2015 ban hành Bảng mã HS của danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn phải kiểm dịch.

Công văn 613/CB-CD-BNNPTNT ngày 08/07/2016 về danh sách mặt hàng máy móc nông nghiệp phải Kiểm tra Chất lượng Nhà nước khi nhập khẩu

Quyết định số 4755/QĐ-BCT ngày 03/12/2014, công bố danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc quản lý của Bộ Công Thương. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN ngày 16/06/2017 về Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN, có quy định Danh Mục các sản phẩm thép phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu

Thông tư 03/2010/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 và trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Danh sách này chắc hẳn chưa đầy đủ, nhưng bạn có thể tìm thấy quy định quan trọng liên quan đến danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng của Bộ y tế, Bộ NN & PTNT, Bộ GTVT, Bộ Công thương, Bộ xây dựng…

Khi tìm được văn bản quy định (nêu trên), bạn chịu khó tìm đọc để biết phải làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành thế nào cho loại hàng mà mình định nhập khẩu nhé (xuất khẩu thì ít kiểm tra hơn, nên cũng không quá ngại).

Hiện nay, không có bất kì một văn bản cụ thể nào quy định toàn bộ danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành do đó các doanh nghiệp vẫn gặp khá nhiều bất cập trong vấn đề này.

Kiến thức trải nghiệm nuôi cá koi Royal Koi Farm

Leave a Reply