Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) quốctế hay còn gọi là vận tải liên hợp (Combined transport) là phương pháp vận tải phổ biến hiện nay. Trong đó, hàng hóa phải được vận chuyển bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau, chỉ có duy nhất một chứng từ vận tải từ điểm nhận hàng ở quốc gia này đến điểm giao hàng ở quốc gia khác, chỉ có 1 chế độ trách nhiệm và 1 người chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt cuộc hành trình.
Khái niệm về vận tải đa phương thức đã được ra đời trong một hội nghị của Liên hiệp quốc họp tại Geneva vào ngày 24/8/1980. Hội nghĩ này đã thông qua công ước của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đa phương thức quốc tế (UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods,1980).
Sở dĩ có rất nhiều doanh nghiệp, công ty vận chuyển hàng hóa chọn hình thức vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đa phương thức là vì nó đem lại rất nhiều lợi khác nhau như: giúp tiết kiệm chi phí, làm giảm bớt các bước thực hiện và gánh nặng về các thủ tục giấy tờ, chứng từ, tiết kiệm thời gian và được đảm bảo uy tín hơn vì chỉ làm việc với một đại lý hoặc một người duy nhất.
Các phương thức vận tải phổ biến hiện nay gồm:
- Vận tải đường hàng không,
- Vận tải đường bộ,
- Vận tải đường sắt,
- Vận tải biển.
Lưu ý, vận tải đa phương thức do 1 người vận tải chịu trách nhiệm trên cơ sở 01 hợp đồng và 1 chứng từ vận tải cho toàn chặng vận chuyển.
Quy định của Việt Nam về vận tải đa phương thức
Tại Việt nam, những vấn đề liên quan đến vận tải đa phương thức được quy định trong một số văn bản pháp luật sau:
- Nghị định 125/2003/NĐ-CP, và Thông tư số 10/2004/TT-BGTVT ngày 23/6/2004 hướng dẫn thi hành;
- Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức;
- Thông tư 45/2011/TT-BTC về quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế;
- Công văn 3038/TCHQ-GSQL thực hiện Thông tư 45/2011/TT-BTC;
- Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 87/2009/NĐ-CP.
Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
- Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
- Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Ngày 10/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP nêu trên. Theo đó, Doanh nghiệp Việt Nam muốn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
- Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính hoặc bảo lãnh tương đương.
Kinh doanh vận tải đa phương thức là gì?
Kinh doanh vận tải đa phương thức là hình thức một người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác kí một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một bên chính chứ không phải là một đại lý hay là người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia vận tải đa phương thức và có trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hợp đồng để được người gửi hàng trả phí.