Thật tình thì tôi ngồi viết những khái niệm cũ và nó rất cơ bản như thế này có lẽ sẽ có những bạn cho là thừa ai mà lại chả biết chứ? Nói mấy thứ tào lao không. Uhm có lẽ tào lao có lẽ thừa với những ai cho là như thế, còn chúng tôi nghĩ nó sẽ có ích cho những người cần nó và muốn tìm hiểu nó, tới đây ai muốn tìm hiểu thì xin mời đọc tiếp còn không thì đọc nội dung khác nhé.
Thì hôm nay chúng tôi sẽ mổ sẻ cái khái niệm ” Tờ Khai Hải Quan” một khái niệm mà hầu như ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics đều gặp và gặp thường xuyên nữa là khác tuy nhiên hiểu nó tường tận thì có mấy ai, rồi giờ muốn hiểu chi tiết thì đọc ở bên dưới nha, rồi đọc thôi!
Đầu tiên là khái niệm Tờ Khai Hải Quan là gì?
Tờ khai hải quan ( Customs Declaration) được xem là một văn bản mà theo đó người chủ của hàng hóa phải kê khai chi tiết số hàng hóa đó cho bên lực lượng kiểm soát khi xuất nhập khẩu hàng hóa vào nước ta (hay còn gọi là xuất cảnh). Hay cũng có thể hiểu, khi bạn có một lô hàng nào đó cần phải xuất đi hoặc nhập về thì bạn phải làm thủ tục hải quan, trong đó việc tờ khai hải quan là không thể thiếu, bắt buộc phải có, nếu không có mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.
Nội dung của tờ khai hải quan bao gồm những gì?
Lịch sử tờ khai hải quan trải qua từ giai đoạn tờ khai giấy cho đến nay thì nó là điện tử.
Cái thời mà còn tờ khai giấy thì đó là một khoảng thời gian rất khó khăn và gian khổ cho nhiều người như anh em giao nhận hiện trường, doanh nghiệp cũng như hải quan … nếu ai đã từng trải qua cái thời đó thì hiểu rồi ha ( Cạo cạo bôi bôi xóa xóa … hihi). Cho tới cái thời mà xã hội phát triển nâng cấp thì tờ khai cũng được nâng cấp lên một bước mới đó là tờ khai hải quan điện tử được khai trên phần mềm Vnaccs như hiện nay, thì cho dù nó là tờ khai giấy hay là tờ khai điện tử thì nó vẫn giữ nguyên bản chất và chúng tôi sẽ giới thiệu nội dung của tờ khai điện tử thôi nhé và nó có nội dung như sau:
Phần 1 bao gồm: Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai.
Phần 2 gồm: Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu.
Phần 3: thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…
Phần 4: Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…
Phần 5: Thuế và sắt thuế phần này sau khi ta nhập chi tiết các mặt hàng thì hệ thống tự động xuất ra cho mình luôn.
Phần 6 : phần dành cho hệ thống hải quan trả về
Phần 7 : Phần ghi chú về tờ khai hải quan
Phần 8: List hàng hóa