Bài viết hôm nay mình xin chia sẽ chi tiết rõ hơn về Container Packing List khi hạ container hàng xuất cho tất cả mọi người hiểu sâu hơn về nó nhé, rồi bây giờ dô vấn đề luôn nha.
Khái niệm Container Packing List
Container Packing List hay còn được gọi là Packing List hạ và được hiểu là một giấy chứng nhận được hãng tàu phát hành để đưa cho chủ hàng điền. Chủ hàng được yêu cầu bắt buộc phải điền tất cả các nội dung qun trọng vào giấy này để đảm bảo cho hàng hóa khỏi các hư tổn không cần thiết và cũng để bảo vệ cho nội dung quan trọng nhất trong hợp đồng ngoại thương cho các nhà xuất nhập khẩu.
Tài xế xe thường sẽ nộp packing list hạ này cùng với VGM khi xe vào cảng.
Các thông tin được chủ hàng ghi trên Container Packing List là các thông tin liên quan đến hàng hóa như thông số kỹ thuật, đặc tính (dễ vỡ hay dễ hỏng), loại hàng hóa,… và các địa điểm đến để nộp cho cảng, đảm bảo rằng hàng hóa của bạn được đến đúng địa điểm và không bị hư tổn gì.
Tránh nhầm lẫn Container Packing List với Packing list của chủ hàng thường đi kèm với invoice. Đây là loại giấy có nội dung tương tự với Container Packing List, nhưng lại do chủ hàng (phía shipper) phát hành và được gửi đến cho người nhận (hay còn gọi là consignee).
Có số ít các hãng tàu thường phát hành mẫu packing list hạ cùng với thủ tục booking khác, các thay đổi này được thông báo trên hệ thống đảm bảo cho khách hàng nắm bắt được thông tin và thực hiện theo đúng quy định.
Nội dung cần điền trên packing list hạ:
Nội dung packing hạ có thể do chủ hàng, nhà xe hoặc tài xế tự điền dựa theo thông tin trên booking, thông tin cont và thông tin hàng hóa. Gồm các nội dung chính sau:
– Tên chủ hàng
– Số booking
– Tên tàu, số chuyến
– Cảng chuyển tải, cảng đến
– Số cont, số seal, loại cont
– Tên hàng, số kiện, trọng lượng hàng, số khối
– Nếu là cont lạnh phải ghi thêm nhiệt độ cài đặt cont.
Lưu ý: Hiện tại Cát Lái không nộp packing list hạ nữa do đã khai báo trong khi khai E-Port, ngoài ra các cảng ở khu vực miền Nam vẫn còn thực hiện như: Tanamexco, Phúc Long, Sotrans, Phước Long,… (Ở miền Bắc nhờ các bạn cập nhật thêm giùm mình nhé)
Các thông tin mà chủ hàng phải điền trong mẫu Container Packing List
Như đã nhắc đến phía trên, nội dung trong mẫu giấy này do chủ hàng điền hoặc cũng có thể do nhà xe, hoặc tài xế điền dựa trên các thông tin có sẵn. Các thông tin cần điền bao gồm những nội dung sau đây:
- Tên chủ hàng: Đây là người yêu cầu vận chuyển hàng hóa, là bên đóng vai trò xuất khẩu trong hợp đồng ngoại thương, người có hàng hóa muốn xuất để đem lại thu nhập. Nếu tài xế hoặc chủ nhà xe khai giấy này thì phải ghi tên chủ của hàng hóa để đảm bảo đây là người chịu trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp khác.
- Số booking: Là số hiệu chứng tỏ quá trình chủ hàng đã đặt với hãng tàu, tức hai bên đã có sự thỏa thuận bằng hợp đồng và bên hãng tàu sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho bên chủ hàng hóa.
- Tên tàu, số chuyến tàu: Tên tàu là phương tiện vận chuyển hàng hóa của bạn tại cảng, trên cảng có nhiều loại tàu với các hãng khác nhau, vì vậy bạn cần phải điền chính xác tên tàu để thục hiện đúng hợp đồng với các hãng tàu và tránh những nhầm lẫn đáng tiếc.
- Cảng chuyển tải, cảng đến: Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất trên tờ khai, là địa chỉ của người nhận, hoặc nơi nhận vận chuyển đến địa chỉ cuối cùng. Nếu bạn điền sai thông tin này, tàu vẫn sẽ đi theo lộ trình cũ, nhưng tờ khai sẽ khó mà hợp lệ và gây khó khăn cho các cảng trong quá trình quản lý các hoạt động vận chuyển.
- Số container, số seal, loại container: Là một trong những yếu tố đảm bả cho việc vận chuyển hàng đến cảng diễn ra suôn sẻ, không bị tình trạng thiếu xe thừa hàng. Chính vì thế khi đặt container, bạn cần ước tính chính xác số contsiner mình cần và tùy loại hàng hóa mà container có các kích thước hoặc một số tính chất khác nhau.
- Tên hàng, khối lượng hàng, trọng lượng cụ thể, số kiện hàng: Là các thông tin cơ bản về hàng hóa, bên cạnh các thông tin này, một số mẫu container packing list còn có các mục như nhiệt độ, tính chất,… để đảm bảo cho tínhđặc thù của hàng hóa và việc vận chuyển diễn ra thông hanh, không có trục trặc gì khiến hàng hóa bị hư hỏng, tổn hại.
- Nếu hàng hóa yêu cầu phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh cần phải ghi thêm yếu tố này, để cho việc vận chuyển đúng, và tránh việc hư hỏng hàng hóa lẫn việc xếp dỡ hàng gặp nguy hiểm trong điều kiện nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Danh sách mẫu Container Packing List của một số hãng tàu:
Container packing list – Hapag-Lloyd
Packing list.pdf – OOCL
container packing list – APL
Untitled – CMA CGM
Container Packing List – COSCO
Container Packing List – Emirates
Container Packing List – EVERGREEN
Container Packing List – GEMADEPT
Container Packing List – HYUNDAI
Container Packing List – KMTC
Container Packing List – MCC
Container Packing List – MSC
…
DOWLOAD TOÀN BỘ CÁC HÃNG TÀU
Trên đây là một số thông tin mình xin chia sẽ cùng mọi người về Container Packing List để mọi người hiểu sâu hơn nhé.