I. Hợp đồng ngoại thương là gì?
Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng
II. Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương
- Chủ thể kí hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau ( nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú cả họ)
- Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác.
- Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước khác nhau
III. Phân loại hợp đồng ngoại thương
Phân loại hợp đồng ngoại thương theo 3 tiêu chí sau:
Theo thời gian thực hiện hợp đồng
- Hợp đồng ngắn hạn : thường được kí kết trong một thời gian tương đối ngắn và sau một lần thực hiện thì hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình
- Hợp đồng dài hạn: thường được thực hiện trong thời gian lâu dài và trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành nhiều lần học xuất nhập khẩu
Phân loại theo nội dung kinh doanh của hợp đồng
- Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa đó ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó sang tay người mua
- Hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng mua hàng của nước ngoài để rồi đưa hàng đó vào nước mình nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước, hoặc phục vụ các ngành sản xuất, chế biến trong nước
- Hợp đồng tái xuất khẩu: Là hợp đồng xuât khẩu những hàng mà trước kia đã nhập từ nước ngoài không qua tái chế hay sản xuất gì trong nước
- Hợp đồng tái nhập khẩu: là hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản xuất đã bán ra nước ngoài và chưa qua chế biến gì ở nước ngoài
- Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu: là hợp đồng thể hiện một bên trong nước nhập nguyên liệu từ bên nước ngoài để lắp ráp gia công hoặc chế biến thành các sản phẩm rồi xuất sang nước đó chứ không tiêu thụ trong nước.
Phân loại theo hình thức hợp đồng
- Có 3 loại hợp đồng như: hợp đồng văn bản, hợp đồng miệng và hợp đồng theo hình thức mặc nhiên. Tuy nhiên, hình thức văn bản vẫn được ưa chuộng vì có nhiều ưu điểm: an toàn, toàn diện, rõ ràng hơn
IV. Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương
Nếu đọc qua một số hợp đồng mẫu, bạn sẽ thấy được những nội dung cơ bản trên hợp đồng thương mại quốc tế. Trong đó, có một số điều khoản quan trọng và bắt buộc (theo Luật thương mại 2005) như:
Phần mở đầu
- Tiêu đề hợp đồng: thường là “contract”, “Sale contract”
- Số và kí hiệu hợp đồng
- Thời gian kí kết hợp đồng
- Phần thông tin và chủ thể hợp đồng
- Tên đơn vị : nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có)
- Địa chỉ đơn vị
- Các số máy : Fax, điện thoại, email
- Số tài khoản và tên ngân hàng
- Người đại diện kí hợp đồng : cần nêu rõ tên và chức vụ của người đại diện họ
Nội dung của hợp đồng
- Article 1 : Commodity : Phần mô tả hàng hóa
- Article 2 : Quality : Mô tả chất lượng hàng hóa
- Article 3 : Quantity : Số lượng hoặc trọng lượng hàng hóa tùy theo đơn vị tính toán
- Article 4 : Price : ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại lựa chọn và tổng số tiền thanh toán của hợp đồng
- Article 5 : Shipment : thời hạn và địa điểm gia hàng
- Article 6: phương thức thanh toán quốc tế lựa chọn
- Article 7: Packing and Marking: quy cách đóng gói bao bì và nhãn hiệu hàng hóa
- Article 8: Warranty: Nêu nội dung bảo hành hàng hóa
- Article 9: Penalty: Những quy định về phạt và bồi thường trong trường hợp có một bên vi phạm hợp đồng
- Article 10: Insurance: Bảo hiểm hàng hóa do bên nào mua ? và mua theo điều kiện nào? Nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm
- Article 11: Force majeure: nêu các sự kiện được cho là bất khả kháng và không thể thực hiện được hợp đồng
- Article 12: Claim: nêu các quy định cần thực hiện trong trường hợp một bên trong hơp đồng muốn khiếu nại bên kia
- Article 13: Arbitration: quy định luật và ai là người đứng ra phân xử trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm
- Article 14: Other terms and conditions : ghi những quy định khác ngoài những điều khoản đã kể trên.
Phần cuối của hợp đồng
- Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản
- Hợp đồng thuộc hình thức nào
- Ngôn ngữ hợp đồng sử dụng
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ bao giờ
- Trường hợp có sự bổ sung hay sửa đổi hợp đồng thì phải làm thế nào?
- Chữ kí, tên, chức vụ người đại diện mỗi bên
Nội dung cụ thể tất nhiên sẽ có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với nhu cầu thực tế của các bên. Nhưng những điều khoản cơ bản nêu ra trên đây rất phổ biến, và bạn nên tham khảo trong quá trình soạn thảo và đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài.
Hợp đồng ngoại thương trong hồ sơ hải quan
Trong bộ hồ sơ hải quan, hợp đồng thương mại là một trong những chứng từ bắt buộc phải xuất trình nếu tờ khai luồng Vàng hoặc Đỏ.
Nếu tờ khai hải quan vào luồng Xanh, về lý thuyết bạn không cần xuất trình cho hải quan. Tuy nhiên, vẫn nên chuẩn bị sẵn, để nếu họ có chất vấn, hoặc trường hợp bị chuyển luồng Vàng, thì có để dùng ngay.
Bạn chỉ cần 1 bản copy của hợp đồng là đủ.
Cũng cần lưu ý thêm khi làm thủ tục, hải quan sẽ để ý kỹ những thông tin sau trên hợp đồng:
- Hàng hóa: tên hàng, số lượng, đơn giá…
- Điều kiện cơ sở giao hàng: FOB, CNF…
- Phương thức thanh toán: T/T, D/A, L/C…
Thế nên khi chuẩn bị hồ sơ và lên tờ khai, bạn cần đọc kỹ những thông tin này, và nên kiểm tra chéo với những chứng từ khác (Invoice, Packing List, C/O…) để đảm bảo tính chính xác.
Mẫu hợp đồng thực tế
Nếu thấy bài viết này hữu ích thì hãy nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé.
Xin chân thành cám ơn bạn!