Hôm nay tôi tường thuật lại một số công việc mà các bạn sinh viên sau khi ra trường học ngành xuất nhập khẩu có thể ứng tuyển vào, đây là bài viết chỉ giới thiệu các ngành cơ bản trong thực tế thị các bạn còn có thể làm rất nhiều nghành mà mình yêu thích từ việc học xuất nhập khẩu.
Những vị trí có thể ứng tuyển vào ngành xuất nhập khẩu
Ngành xuất nhập khẩu bao gồm những vị trí công việc cơ bản sau:
- Nhân viên mua hàng (Purchasing Official)
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales xuất nhập khẩu)
- Nhân viên chứng từ – dịch vụ khách hàng (CS)
- Nhân viên hiện trường (Operations – Ops)
- Nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng
- Nhân viên tại Văn phòng Đại diện của các công ty đa quốc gia……
Ở một công ty xuất nhập khẩu, thường sẽ có 3 vị trí công việc chính đó là Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, nhân viên chứng từ và nhân viên hiện trường.
Nhân viên mua hàng (Purchasing Official)
Đây là vị trí tuyển dụng thường ở những công ty xuất khẩu, cần nguyên vật liệu để phục vụ quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của người thu mua (Purchaser) là tìm kiếm đối tác, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, chốt đơn hàng, ký hợp đồng với nhà cung cấp trong và ngoài nước. Ngoài ra phải phối hợp bộ phận kho, bộ phận sale để làm việc sắp xếp với đối tác thời điểm nhập hàng về kho.
Đây là vị trí theo mình nếu các bạn nữa hoặc nam nhanh lẹ thì làm cũng rất tốt, công việc không quá cực nhọc, chủ yếu gặp gỡ đối tác ở những nơi lịch sự, trang trọng. Vì bạn làm với tư thế là người mua nên luôn luôn được nhà cung cấp ưu đãi, quan tâm. Bạn không bị áp lực bởi doanh số, mà chỉ áp lực thời gian do đó có sự sắp xếp tốt thì bạn sẽ có những thành công nhất định.
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales XNK) làm những công việc sau:
Tìm kiếm khách hàng thông qua:
+ Các trang thương mại điện tử, Web bán hàng….
+ Đối thủ cạnh tranh
+ Internet
+ Các hội chợ xúc tiến thương mại
+ Hiệp hội tại các quốc gia
Đàm phán và thương lượng với khách hàng
Làm và theo dõi hợp đồng với khách hàng
Đề nghị gửi hàng mẫu (nếu cần)
Ký hợp đồng
Thông báo kế hoạch và thời gian chuyển hàng cho bộ phận Logistics (bộ phận giao nhận).
Nhân viên chứng từ – dịch vụ khách hàng (CS) tại công ty Logistics, forwarder làm những công việc sau:
- Tiếp nhận thông tin lô hàng từ bộ phận kinh doanh
- Liên hệ đại lý/hãng vận chuyển lấy booking
- Liên hệ và gửi booking cho khách hàng
- Lấy hướng dẫn lập bill và làm bill gửi khách hàng
- Lấy xác nhận thông tin bill của khách hàng và phát hành bộ bill gốc (copy)
- Gửi bộ bill cho khách hàng
- Theo dõi quá trình hàng đi/đến
- Thông báo cho khách hàng thông tin hàng đi/đến
- Lập chi tiết thanh toán và chuyển kế toán phát hành hóa đơn VAT
- Theo dõi và phối hợp cùng kế toán quá trình thanh toán của khách hàng
Nhân viên hiện trường (Ops )tại công ty Logistics, forwarder hoặc bộ phận Logistics của công ty XNK làm những công việc sau:
– Lập bộ chứng từ xuất khẩu/nhập khẩu từ khách hàng
– Tư vấn cho khác hàng bộ chứng từ xuất khẩu/nhập khẩu
– Liên hệ lấy bộ chứng từ xuất khẩu/nhập khẩu
– Khao báo và làm thủ tục xuất khẩu/nhập khẩu cho khách hàng
– Bố trí xe vận chuyển hàng cho khách hàng
– Gửi thông tin cho các bộ phận liên quan đến lô hàng
– Tập hợp bộ chứng từ và gửi trả khách hàng
Nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng
Vị trí này thường được thấy ở những ngân hàng hoặc các công ty lớn có riêng 1 phòng thanh toán quốc tế. Nhiệm vụ là hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: mở L/C, chuyển T/T, D/P, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ,…. Tất nhiên vị trí này bạn phải hiểu biết về mảng xuất nhập khẩu, logisitcs để hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu làm việc tốt hơn.
Vị trí nhân viên thanh toán quốc tế đòi hỏi bạn phải giỏi tiếng Anh, hiểu biết các tiêu chuẩn như UCP 600, các nguyên tắc quốc tế khác. Nhìn chung làm việc với chứng từ nhiều và đòi hỏi sự kỹ tính.
Nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia
Đây là những vị trí cấp cao thường tuyển dụng. Ngoài những kiến thức, kinh nghiệm thì bạn phải hội tụ nhiều kỹ năng về IQ, tố chất. Đây là vị trí rất nhiều người hướng tới sau nhiều năm đi làm. Chúc các bạn có ước mơ, có tham vọng sẽ đạt đến những vị trí này.
Trong số những vị trí trên thì có 3 vị trí công việc thường gặp nhất là :
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales xuất nhập khẩu)
- Nhân viên chứng từ – dịch vụ khách hàng (CS)
- Nhân viên hiện trường (Operations – Ops)
Sau khi học ngành xuất nhập khẩu bạn có thể làm tại công ty xuất nhập khẩu và công ty forwarder, Logistics.
Lời kết : Trên đây là một số ngành mà sinh viên ngành xuất nhập khẩu sau khi học xong ra trường có thể ứng tuyển vào vị trí nào mà bạn cho là phù hợp với khả năng của mình tuy nhiên để ứng tuyển là làm tốt thì cần chuẩn bị trước một số kỹ năng cơ bản như giao tiếp, ngoại ngữ, tiềm kiếm thông tin khách hàng, thuyết trình… để công việc được thuận tiện hơn.